Cách Nấu Cao Ngựa Bạch Gia Truyền Và Những Điều Cần Biết

Cách nấu cao ngựa bạch trên thực tế là phương pháp thủy phân xương ngựa ở nhiệt độ cao, thu phần nước cốt sau đó làm bốc hơi nước để thu lại phần thành phẩm cuối cùng. Hãy cùng xem quy trình nấu cao ngựa được ghi lại trực tiếp từ Công ty Cao ngựa bạch NGÔ GIA qua bài viết dưới đây nhé!

HÌNH ẢNH TƯ LIỆU ĐƯỢC GHI LẠI TỪ RẤT LÂU. TỪ NĂM 2023 NGÔ GIA ĐÃ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG NHÀ XƯỞNG CHUYÊN NGHIỆP RỘNG GẦN 500M2 THEO QUY TRÌNH KHÉP KÍN ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM.

Nguyên liệu

  • Xương ngựa tươi : 10kg xương sẽ cho ra 1kg cao. Một con ngựa trung bình sẽ cho khoảng 40-60kg xương, tương đương 4-6kg cao thành phẩm
  • Nồi to
  • Vải sạch dùng để lọc
  • Khuôn ép
  • Nước gừng
  • Rượu
  • Củi số lượng lớn hoặc có thể thay thế bằng bình gas để đẩy nhanh tốc độ đun nấu
Xương ngựa dùng để nấu cao
Xương ngựa dùng để nấu cao

Quy trình

Bước 1: Đun sôi xương ngựa trong 30 phút sau đó róc hết thịt, gân và mỡ còn dính ở xương, rửa thật sạch. Việc này nhằm giúp loại bỏ tối đa tạp chất, tránh gây cặn trong cao ngựa.

Đun xương ngựa để loại bỏ thịt ra khỏi xương
Đun xương ngựa để loại bỏ thịt ra khỏi xương

Bước 2: Phơi xương cho trắng và hết mùi tanh trong nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ 50 – 60oC cho khô hoàn toàn.

Bước 3: Tiếp đó, đập vỡ xương và nạo sạch tủy, rồi ngâm với nước gừng cùng rượu trắng trong 1 – 2 tiếng để hạn chế mùi hôi.

Đập vỡ xương ngựa để làm cao ngựa
Đập vỡ xương ngựa để làm cao ngựa

Bước 4: Cho xương vào thùng nấu với nước, mức nước phải ngập xương. Nồi nấu cao ngựa là loại nồi áp suất như hình dưới đây :

Nồi áp suất nấu cao ngựa
Nồi áp suất nấu cao ngựa

Trong quá trình nấu, phải nấu liên tục không nghỉ và lần lượt múc nước trong nồi xương cho vào nồi cô cao để lấy lớp cao đầu tiên. Thời gian sẽ được căn chỉnh tùy theo kỹ thuật nấu cao của từng đơn vị.  

Nấu cao ngựa có khó không?
Nấu cao ngựa có khó không?

Phải đặt 1 lớp vải mùng tuyn để lọc phần thịt chưa tan ở xương ngựa trên mặt nồi cô cao, tinh chất cao ngựa sẽ chảy qua lớp vải mùng đó.

Bước 5: Dùng đũa cả to quấy đều để nước bốc hơi, lúc nào xương cũng trong trạng thái được đun sôi

Bước 6: Lọc khoảng 3 – 4 nước thì dừng lại và bắt đầu quá trình cô cao.

Hoàn tất

Khi đã loại bỏ được hết nước trong cao cần chuẩn bị một chiếc khay lớn để đổ dung dịch cao đặc vào. Sau khi để nguội, cao được cắt thành từng miếng, bọc giấy nilon, để ở nơi khô ráo và thoáng mát

Quy trình nấu cao ngựa
Quy trình nấu cao ngựa

Cách cắt cao ngựa cũng khá công phu, bởi nếu không thạo nghề sẽ rất khó cắt. Người nấu sẽ dùng con dao mỏng, vạch đều tăm tắp theo khuôn có sẵn.

Một con ngựa nấu được bao nhiêu cao?

Thông thường cao sẽ được cắt theo khối 100gr (1 lạng). Một con ngựa sau khi nấu sẽ thu được thành phẩm khoảng 4kg cao, đặc biệt với những con ngựa lớn có thể thu được 5 – 6kg cao.

Lưu ý : ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến cao ngựa nguyên chất, đối với cao toàn tính (có trộn thịt), lượng cao thu được sẽ nhiều hơn tuy nhiên chất lượng không đảm bảo!

Người ta còn nhắc đến cao ngựa pha thuốc phiện. Đây là mánh lới của 1 số cơ sở, muốn lừa cảm giác của người dùng, mọi người nên tránh xa!

Cao ngựa thành phẩm nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh môi trường nhiệt độ > 30 độ C miếng cao sẽ dễ bị nóng chảy.

Cách nấu cao ngựa
Cách nấu cao ngựa

Nấu cao ngựa mất bao lâu?

Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, việc nấu cao ngựa phải diễn ra trong 4 – 5 ngày. Bởi việc nấu cao ngựa dựa hoàn toàn vào than củi, nhiệt độ không ổn định. Hơn nữa, năng suất không cao, và có thể cao bị ám khói, lẫn bụi. Việc cô nấu cũng rất vất vả bởi chỉ dựa vào sức người, dùng tay khuấy đảo liên tục.

Những năm trở lại đây, người ta bắt đầu biết cơ giới hóa việc nấu cao ngựa. Có sử dụng motor quay khuấy tự động, giảm sức người và đều hơn!

Nấu cao ngựa mất bao lâu?
Nấu cao ngựa mất bao lâu?

Bên cạnh đó, việc dùng nồi áp suất nấu trên bếp gas cũng giúp giảm thời gian nấu cao. Hiện nay thời gian nấu 1 nồi cao ngựa chỉ từ 2 – 3 ngày với điều kiện nấu liên tục không nghỉ. 

Một số lưu ý

Trong quy trình nấu cao ngựa, người nấu cần lưu ý một số vấn đề sau để đem lại thành phẩm cao ngựa chất lượng nhất:

  • Trong quá trình nấu cao ngựa cần phải nấu liên tục, không được nghỉ. Thời gian nấu sẽ được căn chỉnh tùy theo kỹ thuật nấu cao mà từng cơ sở sản xuất áp dụng.
  • Công đoạn cắt cao ngựa cũng cần được thực hiện tỉ mỉ và công phu sau khi nấu xong. Vì cao ngựa thành phẩm khá khó cắt nên cần người cắt có kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Người cắt cao ngựa sẽ dùng một con dao thật mỏng, vạch đều tăm tắp theo khuôn có sẵn.
  • Cao ngựa thành phẩm sau khi hoàn tất thì cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh mắt mặt trời và hạn chế để trong môi trường nhiệt độ lớn hơn 30 độ C, vì sẽ rất dễ làm cao bị nóng chảy.

Cao ngựa Ngô Gia – Địa chỉ nấu cao ngựa gia truyền uy tín

Cao ngựa Ngô Gia luôn là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cao ngựa. Chúng tôi tự hào là đơn vị nấu cao ngựa thường và nấu cao ngựa bạch gia truyền hàng đầu cả nước. Trong nhiều năm qua, những sản phẩm cao ngựa và cao ngựa bạch của Ngô Gia đã được hàng triệu khách hàng Việt Nam tin tưởng sử dụng và đánh giá cao cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chuyên nghiệp.

Cao ngựa Ngô Gia - Địa chỉ nấu cao ngựa gia truyền uy tín
Cao ngựa Ngô Gia – Địa chỉ nấu cao ngựa gia truyền uy tín

Cao ngựa Ngô Gia là sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao và được chọn lọc kỹ lưỡng. Công thức và quy trình sản xuất được nghiên cứu và kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo sản phẩm cao ngựa thành phẩm đạt tiêu chuẩn về độ tinh khiết và hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

Chúng tôi có nguồn nguyên liệu sạch, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, chất lượng. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ đem đến cho quí vị các sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Bình luận trên Facebook