Cao mèo những năm gần đây không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm này và có những mơ hồ nhất định.
Bài viết dưới đây từ caonguabach.com sẽ bật mí một số sự thật về cao mèo có thể bạn chưa biết.
Một số đơn vị kinh doanh, hoặc các trang báo đi cóp nhặt thông tin làm người dùng có sự hiểu sai về cao mèo. Họ nhầm lẫn hoặc cố tình chia cao mèo ra làm 2 loại : cao mèo đen và cao mèo thường.
Xin khẳng định, cao mèo được nấu từ con mèo đen hay con mèo thông thường HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ GÌ KHÁC NHAU về thành phần cũng như dược tính.
Mèo đen chỉ có duy nhất bộ lông màu đen, không có đột biến gen, chỉ là sự khác biệt về cơ địa. Cần có cái nhìn và phân tích chính xác về khoa học, tránh hiểu nhầm hoặc mị dân để bán hàng với giá cao.
Nguyên chỉ việc tìm kiếm nguyên liệu nấu cao mèo cũng không hề đơn giản, bởi mèo thường không được nuôi tập trung như các loại động vật khác. Hơn nữa, xương mèo nhỏ, mảnh, lượng xương cần thiết để nấu 1 nồi cao là rất nhiều.
Không giống như ngựa, 1 bộ xương có thể nấu được 1 nồi cao. Con mèo bình thường cần phải dùng xương của 4-5 con mới chiết xuất được 1 lạng cao. Do đó 1 nồi cao mèo thành phẩm cần hàng chục bộ xương mèo.
Ngoài ra, đặc tính của cao mèo là cứng, rất khó cắt. Đòi hỏi người thợ nấu cao phải có sức khỏe tốt, sự khéo léo để cho ra được 1 nồi cao đạt chất lượng.
Cao mèo thường có màu nâu sẫm, tối hơn cao ngựa. Có thể đây là sự khác biệt chung của các loài thuộc họ móng vuốt như hổ, mèo, báo…với họ móng guốc như ngựa, dê…vv
Và như đã nói ở trên, cao mèo cứng, đặc biệt ở nhiệt độ thấp. Vì vậy khó để ăn trực tiếp hơn, cần nhiều thời gian để đun cũng như ngâm hơn.
Được đánh giá là có dược tính cao hơn cao ngựa, cao mèo cũng có vị đậm hơn, mùi mạnh hơn 1 chút. Đây có thể cũng là 1 lý do khiến nó không được dùng phổ biến như cao ngựa!
Bình luận trên Facebook