Ngựa Bạch Khác Ngựa Trắng Như Thế Nào?

5/5 - (3 bình chọn)

Ngựa bạch khác ngựa trắng như thế nào? Làm thế nào để phân biệt ngựa bạch và ngựa trắng dễ dàng nhất? Hãy cùng Caonguabach.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!

>>> Tham khảo ngay sản phẩm cao ngựa bạch Ngô Gia trứ danh!

Ngựa bạch khác ngựa trắng như thế nào?

Ban đầu chúng tôi khá ngạc nhiên vì nhiều bạn lầm tưởng ngựa bạch chính là ngưa trắng. Bởi theo tiếng Hán Việt, bạch có nghĩa là trắng. Tuy nhiên trong trường hợp này hoàn toàn sai lầm.

Nhưng sau đó theo đánh giá thì nhầm lẫn này cũng khó tránh khỏi, vì có thể nhiều bạn chưa có cơ hội tiếp xúc với ngựa trắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được những đặc trưng của 2 loại ngựa này. Tránh sự hiểu sai khi mua cao ngựa bạch!

Ngựa bạch hay ngựa bạch tạng là ngựa có bộ lông màu trắng tuyền xuất hiện do tương tác của các gen lặn thông qua hiện tượng đột biến.

Những đột biến này có thể là ngẫu nhiên và xuất hiện ở các cá thể ngựa mang tính chất vãng lai nhưng cũng có thể được chọn lọc, giữ lại nhân giống để trở thành một giống ngựa, chẳng hạn như giống ngựa bạch tại Việt Nam.

Ngựa bạch tương đối quý hiếm do tỷ lệ xuất hiện thấp, chúng thường được chọn giống và nhân nuôi ngựa để lấy xương làm cao ngựa bạch. Ở một số nơi, các đàn ngựa bạch tạng này được nhân nuôi thành quần thể để bảo tồn. Giống ngựa này ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc.

Ngựa bạch khác ngựa trắng
Ngựa bạch khác ngựa trắng

Ngựa bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa trắng như các lỗ tự nhiên như hậu môn, bộ phận sinh dục, mũi, mõm có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc.

Điểm dễ nhận biết nhất giữa ngựa trắng và ngựa bạch đó là ngựa trắng có vành mắt đen. Chúng còn được gọi là ngựa kim, có giá trị kinh tế thấp hơn!

Do xuất hiện từ bạch tạng nên tập tính của ngựa bạch chậm hơn ngựa thường, đi lì hơn, thường thuần tính và hiền lành. Ngựa bạch trông tưởng yếu ớt, chậm chạm nhưng thực ra rất dẻo dai, ít khi bị dịch bệnh.

Có ba loại khác biệt là ngựa bạch, ngựa màu, ngựa hồng bạch, trong đó, ngựa hồng bạch có nước da hồng, lông màu trắng có giá trị nhất, cả trong công việc lẫn trong mua bán.

Người ta mua ngựa về xẻ thịt ăn rồi lấy xương để nấu cao. Cao ngựa bạch hồng có giá trị trong việc chữa nhiều căn bệnh về phong khớp nên được thị trường khắp nơi ưa chuộng.

Xem thêm: Cao ngựa có tác dụng gì mà ai cũng ưa chuộng!

Giá ngựa bạch trên thị trường

Giá ngựa bạch giống

Ngựa bạch, được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng. Khi nhắc đến ngựa bạch hoặc cao ngựa bạch, người ta nghĩ ngay đến 1 trong 4 tỉnh này.

Ngựa bạch được coi là ngựa thuốc quý hiếm để nấu cao ngựa bạch. Chúng thường được sử dụng để bán lấy thịt và nấu cao, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh, do nhiều người săn lùng ngựa bạch để nấu cao nên số lượng ngựa bạch đã giảm sút. 

Đây là giống vật nuôi quý hiếm được nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giá ngựa bạch giống bình thường từ 20 đến 25 triệu đồng 1 con.

Trước đây, do có giá trị kinh tế cao nên ngựa bạch không được lai tạo với bất kỳ giống ngựa nào khác. Ngày nay, do nhu cầu thị trường mà việc lai tạo đã phổ biến hơn.

Người ta cho ngựa bạch bố phối giống với ngựa bạch mẹ sinh ra ngựa bạch con.

Giá ngựa bạch
Giá ngựa bạch cao hơn ngựa thường rất nhiều

Xem thêm: Cao ngựa có tốt không!

Giá ngựa bạch thịt

Giá của một con ngựa bạch ngựa trưởng thành có thể bán ra thị trường với giá khoảng 50 đến 70 triệu đồng 1 con tùy theo từng thời điểm. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi chú ngựa cái lại cho ra một lứa ngựa bạch mới có giá trị rất cao.

Giá ngựa bạch đực cao hơn ngựa bạch cái do thu được nhiều thịt và xương thành phẩm hơn!

Một con ngựa bạch mới tách mẹ hiện có giá từ 20 – 25 triệu đồng/con, ngựa được 1 – 2 năm tuổi giá từ 25 – 30 triệu. Nuôi vỗ béo sau 4 – 5 tháng là bán theo mức 500 nghìn đồng/kg ngựa hơi. Trung bình thu lãi từ 1,5 – 2 triệu đồng/con/tháng.

Người ta cũng lai giống ngựa bạch Việt Nam với giống ngựa bạch Tây Tạng. Ngựa bạch Tây Tạng con trưởng thành có thể nặng đến 350 kg, nấu được 7 – 8 kg cao trong khi ngựa bạch Việt Nam chỉ nấu được 3,5 – 4kg.

Do đó giá Ngựa bạch Tây Tạng lên đến cả trăm triệu đồng một con. Do quen sống ở xứ lạnh như vùng cao nguyên Tây Tạng nên giống ngựa này về Việt Nam gặp thời tiết nóng của mùa hè rất dễ chết.

Nhiều năm trở lại đây, ở vùng cao đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nuôi ngựa bạch cho hiệu quả kinh tế cao, giống ngựa này ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc do nguồn thức ăn dồi dào vì có thể lấy trong rừng hay trồng ở vườn nhà.

Trước đây ngựa bạch phần lớn được nhập về từ Trung Quốc, người dân địa phương chỉ nuôi thương phẩm để nấu cao hay trung chuyển, buôn bán với các địa phương khác.

CÔNG TY TNHH CAO NGỰA NGÔ GIA
Địa chỉ : 19/105 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline : 0918.096.388
Website : https://caonguabach.com/
Email: caonguangogia@gmail.com

Tác giả

  • Ngô Sơn

    Nhà sáng lập và chủ sở hữu thương hiệu cao ngựa bạch Ngô Gia, là người có niềm đam mê vô hạn với việc mang những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ đến với mọi người. Với kinh nghiệm gia truyền lâu đời cùng sự tham vấn chuyên môn từ các chuyên gia hàng đầu ngành cao, hy vọng những kiến thức của tôi sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc.

Bình luận trên Facebook