#1 Kỹ Thuật Chăn Nuôi Ngựa Bạch Theo Mô Hình Trang Trại

4/5 - (2 bình chọn)

Cập nhật lần cuối : 08/2021 bởi CAONGUABACH

Nuôi ngựa bạch có khó không? Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ngựa bạch lấy thịt và sinh sản. Ngựa bạch khác ngựa trắng như thế nào? Mô hình trang trại nuôi ngựa bạch làm giàu tại Bắc Giang, Thái Nguyên và một số tỉnh thành phía Bắc.

Ngựa bạch

Ngựa bạch khác ngựa trắng

Một số bạn chiết tự chữ “bạch” theo tiếng Hán-Việt nghĩa là trắng, và vô tình hiểu ngựa bạch nghĩa là ngựa màu trắng. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Ngựa bạch khác ngựa trắng.

Ngựa bạch thực tế là những con ngựa bị bệnh bạch tạng, độ biến gen. Do đó ngựa bạch khác ngựa trắng như các lỗ tự nhiên có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc.

Ngựa bạch tương đối quý hiếm do tỷ lệ xuất hiện thấp, chúng thường được chọn giống và nhân nuôi ngựa để lấy xương làm cao ngựa bạch. Ở một số nơi, các đàn ngựa bạch tạng này được nhân nuôi thành quần thể để bảo tồn. Giống ngựa này ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc.

Trong khi đó ngựa lông trắng đơn thuần còn được gọi là ngựa kim, có vành mắt đen. Giá trị kinh tế của loại ngựa này thấp hơn ngựa bạch tạng!

Giá ngựa bạch trên thị trường

Giá của một con ngựa bạch ngựa trưởng thành vào khoảng 50 đến 70 triệu đồng 1 con. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi chú ngựa cái lại cho ra một lứa ngựa bạch mới có giá trị rất cao. Giá ngựa bạch giống khoảng 20 đến 25 triệu đồng 1 con.

Ngựa bạch khác ngựa trắng
                                    Ngựa bạch khác ngựa trắng

Ngoài ra còn giống ngựa bạch Tây Tạng có hình thể lớn, con trưởng thành có thể nặng đến 350kg. Do đó giá ngựa bạch Tây Tạng rất cao. Tuy nhiên điểm yếu của giống ngựa này là  quen sống ở xứ lạnh nên về Việt Nam gặp thời tiết nóng rất dễ chết.

Nuôi ngựa bạch

Dưới đây là kinh nghiệm nuôi ngựa bạch mà chúng tôi tổng hợp lại được từ nhiều làng nghề, hợp tác xã lớn trên toàn quốc. Điều đầu tiên và quan trong nhất là khâu chọn giống

Chọn ngựa giống

Nên chọn ngựa bạch F1 có bố mẹ khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt. Ngựa giống cần có ngoại hình cân đối, không bị dị tật, móng tròn, màu lông đồng nhất, bộ phận sinh dục bình thường. Thời gian chọn ngựa giống tốt nhất khi ngựa đạt khoảng 6 tháng tuổi.

>>> Bấm ngay để xem cao ngựa nguyên chất chỉ 299k/lạng!

Thiết kế chuồng nuôi ngựa

Chuồng ngựa cần thiết kế 2 mái để tạo sự thông thoáng và tránh nước mưa hắt vào. Trong chuồng có tàu cỏ, cửa sổ cách nền chuồng 1.5m – 1.8m. Nền chuồng nên lát bằng gạch để bảo vệ móng ngựa, không nên để nền đất trần dễ làm hỏng móng.

Chuồng ngựa cần có độ dốc, có rãnh thoát nước trong chuồng để thuận tiện cho việc vệ sinh. Bên cạnh tàu cỏ cũng cần có máng uống cho ngựa. Máng nên để cao khoảng 1m, để cho ngựa ăn uống thuận lợi.

Cần đảm bảo mật độ ngựa trong chuồng ở mức vừa phải. Với ngựa sau cai sữa từ 6-12 tháng, mật độ trung bình từ 1,5 – 2m2/con. Với ngựa trên 1 năm tuổi, mật độ trung bình từ 5 – 6 m2/con. Ngựa mang thai hay ngựa mẹ đang nuôi con cần nhốt trong chuồng riêng.

Nên thiết kế thêm sân chơi liền chuồng cho ngựa, có thành cao 1.2 -1.5m. Mật độ trung bình 2m/con đối với một sân chơi.

Chế độ ăn cho ngựa

Thông thường, hằng ngày ngựa được chăn thả và có thể tự kiếm khoảng 40% lượng thức ăn cần thiết. Khi ngựa ở tại chuồng, cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 60% nhu cầu của chúng, bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh.

Thức ăn thô bao gồm cỏ, thân cây ngô, lá lạc, dây lang, rau… Vào mùa đông, thức ăn thô tươi khan hiếm, có thể chuẩn bị rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa. Cần lưu ýphối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ sử dụng một loại cỏ, dùng nhiều cỏ chứa nhiều nước ngựa sẽ đau bụng.

Ngoài thức ăn thô, cũng cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho ngựa như cám hỗn hợp, cám gạo hay các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn… Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn. 

Đối với ngựa con được 3 tháng tuổi, bắt đầu cho ngựa con tập ăn cám tổng hợp, cỏ non, người nuôi cần cho thức ăn vào máng ăn nhỏ trong chuồng ngựa con và cho ăn tự do.

Với ngựa sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm cho ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1 kg thức ăn tinh/ngày.

Với ngựa trên 1 năm, cho ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ngày.

Với ngựa chửa và nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2 kg/ con/ngày.

Chăm sóc ngựa

Việc tắm chải giúp ngựa tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt. Ngoài ra, tắm chải còn giúp ngựa phòng tránh được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ.

Vào mùa nóng ngựa cần được tắm chải thường xuyên, còn vào mùa lạnh chỉ nên chải lông cho ngựa. Khi chải lông cần trải theo chiều của lông từ trên xuống dưới.

Thực hiện cắt bờm, đuôi ngựa, trong quá trình chăm sóc, cần chú ý xem bờm và đuôi ngựa đã quá dài hay chưa để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm và mắt làm đau mắt hay đuôi ngựa quá dài dễ bị bẩn.

Cách cắt bờm là phía trước cắt trêm mắt, phía sau cắt ngắn còn 2–3 cm. Cách cắt đuôi ngựa thì cần hết sức cẩn thận, phải đứng ngang bên hông, không được đứng phía sau, ước khoảng ngang kheo để cắt đuôi cho ngựa.

Ngoài thời gian thả ngựa cần cho ngựa vận động thêm 1 lần/ngày. Buộc dây cho ngựa cố định tại một chỗ, cho ngựa chạy vòng tròn, lấy điểm buộc dây làm tâm. Chế độ tập luyện vừa đủ này sẽ giúp ngựa nâng cao sức khỏe, sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Nuôi ngựa bạch
                                      Nuôi ngựa bạch

Phòng chữa bệnh cho ngựa

Chăm sóc cho ngựa cần phải có kiến thức cơ bản như tiêm thuốc, tẩy trùng… Nếu tiêm thuốc quá liều hoặc tìm không đúng ven, ngựa sẽ sốc thuốc và chết. Ngựa bị áp xe, nếu tắm bằng nước không sạch, vết thương sẽ bị nhiễm trùng.

Để phòng bệnh cho ngựa, đầu tiên cần làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại. Cách hữu hiệu nhất là quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2%, một năm 3 lần.

Các bệnh thường gặp ở ngựa là bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa. Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu bằng cách Dùng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 1 năm 2 lần.

Phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa thì đối với ngựa con khi ngựa 21 ngày, tiêm phòng lần 1 khi ngựa 90 ngày, tiêm lặp lại. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15 kg thể trọng, tiêm bắp.

Đối với ngựa trưởng thành, cũng dùng levamixon 7% hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 1 năm 2 lần.

Phòng bệnh định kỳ là một khâu rất quan trọng trong quy trình chăn nuôi. Phòng bệnh tốt không những giúp ngựa phát triển tốt mà còn giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Nuôi ngựa sinh sản

Đặc tính của ngựa cứ trung bình khoảng năm rưỡi mới sinh một lứa. Gần đến ngày đẻ ngựa kém ăn, không yên tĩnh, thường ngó nhìn bụng. Đường sinh dục mở to, bầu vú phát triển nhanh.

Trước khi đẻ 2 ngày trong núm vú có đầy sữa đầu, núm vú to lên, có con sữa rỉ ra từng giọt, có con sữa quấn khô lại bịt lấy núm vú. Khi thấy sữa đã chảy ra từng giọt thì trong ngày hoặc sang ngày sau thì ngựa đẻ.

Ngựa thường đẻ vào chiều và đêm. Lúc gần đẻ con vật bồn chồn, đứng nằm không yên. Có con chân trước cào đất, chân sau đá vào bụng, cong lưng mà rặn.

Ngựa thường rặn đẻ đột ngột, bắt đầu rặn một lúc thì nằm xuống. Có trường hợp khi bọc ối lòi ra thì ngựa mẹ đứng lên ngay hoặc do thai giãy yếu nên bọc ối không vỡ ra được. Phải xé rách bọc ối ngay, nếu để chậm ngựa con dễ bị ngạt.

Nếu thai thuận, ngựa đẻ bình thường thì thời gian đẻ chỉ kéo dài 20-30 phút. Ngựa con khoẻ mạnh thông thường tự nó đạp rách và giải phóng khỏi màng thai.

Người chăn nuôi chỉ cần cắt rốn cách bụng 2 cm, sát trùng bằng cồn iôt để tránh nhiễm trùng. Dùng rơm hoặc cỏ khô mềm lau toàn thân ngựa con. Móc hết nhớt ở mồm, mũi và tai. Sau 30 – 60 phút, ngựa con đứng dậy được và tìm vú mẹ.

Nếu ngựa con yếu, người chăn nuôi cần hỗ trợ nó bằng cách nâng nó đứng lên, giúp tìm vú mẹ và đỡ nâng thân mình để nó bú được sữa đầu càng sớm càng tốt. Điều này giúp ngựa con có kháng thể miễn dịch có lợi cho sự chống đỡ bệnh tật.

Độn rơm hoặc cỏ khô để giữ nền chuồng ấm, tránh lạnh cho cả mẹ và con. Lúc đầu khoảng 1 giờ ngựa con bú một lần. Nếu ngựa mẹ phải đi làm việc sớm thì cần chú ý trong hai tháng đầu cứ 2 giờ phải cho ngựa mẹ nghỉ để ngựa con đến bú một lần.

Bài tiếp theo : Mô hình trang trại ngựa bạch tại Bắc Giang, Thái Nguyên

7c3f5c49700450cfb6f44b9eaa4561e9?s=90&d=mm&r=gCông ty TNHH Cao ngựa Ngô Gia là nhà sản xuất cao ngựa bạch, cao ngựa thường, cao mèo đen lớn nhất tại Việt Nam. Ngô Gia lọt top thương hiệu nổi tiếng quốc gia năm 2023, doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm!

Bình luận trên Facebook